🌿🌿🌿 TÁC DỤNG CỦA KẼM VỚI TRẺ EM MÀ MỌI BÀ MẸ KHÔNG THỂ BỎ QUA 🌿🌿🌿

✅ Kẽm tác động tích cực trên sự tăng trưởng của cơ thể: Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
Bên cạnh đó, kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn “trầm kha” ở trẻ do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.

✅ Kẽm giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch cơ thể: Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào.
Từ đó, thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đồng thời làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
Một nghiên cứu tại Mỹ cũng cho thấy việc bổ sung kẽm giúp làm giảm tới 18% trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 41% trường hợp bị viêm phổi và làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ trên 50%.

✅ Kẽm tham gia vào hoạt động của các enzyme, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân bản AND và tổng hợp protein: Kẽm góp mặt vào thành phần của hơn 300 loại enzym kim loại trong đó có những loại enzym quan trọng đối với cơ thể như cacboxypeptidase A, L – glutamat dehydrogenase, cacbonic anhydrase, cytochrom C – oxydoreductase, alcoldehydrogenase, lactat dehydrogenase, phosphorusglyceraldehyt dehydrogenase, alkalin phosphatase.
Theo nghiên cứu khoa học, kẽm là chất xúc tác không thể thiếu của ARN – polymerase, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên của ADN và tổng hợp protein.

✅ Kẽm tham gia vào hoạt động của một số hormone: Kẽm giúp tăng cường tổng hợp FSH (foline stimulating hormone) và testosterol. Hàm lượng kẽm huyết thanh bình thường có tác dụng làm tăng chuyển hóa glucose của insulin. Các hợp chất của kẽm với protein trong các chế phẩm của insulin làm tăng tác dụng của thuốc này trong thực hành lâm sàng.
Kẽm có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng này có thể giải thích trên nhiều tác dụng như: tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein, tăng cảm giác ngon miệng và tác động lên hormone tăng trưởng (GH – Growth Hormon), hormone IGF – I.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA KẼM ĐỐI VỚI DA VÀ TÓC

💥BỔ SUNG KẼM CHO CON - CON KHỎE MẠNH CẢ NHÀ VUI💥

CƠ THỂ RẤT DỄ BỊ THIẾU KẼM VÌ SAO?