TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA KẼM ĐỐI VỚI DA VÀ TÓC

       Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể con người. Nó kích thích một số enzyme và đóng vai trò nổi bật trong việc tổng hợp protein, phân chia tế bào và kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường.
       Mặc dù cơ thể con người chỉ cần đến một lượng rất nhỏ loại chất khoáng này, song lại là yếu tố vô cùng quan trọng, cần thiết cho sự hoạt động của khứu giác, cải thiện một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, kích hoạt các enzyme và hình thành DNA, giúp chữa lành vết thương và tái tạo tế bào. Tuy nhiên, kẽm lại không có cơ chế tự sản sinh hay tích trữ trong cơ thể, vì vậy nên cách duy nhất để có được lượng kẽm đầy đủ cho cơ thể chính là một chế độ ăn uống lành mạnh.
      Phái đẹp thường biết đến kẽm như một loại chất chống lão hóa da sớm. Ngày nay, kẽm được xem là một trong những thành phần quen thuộc trong các sản phẩm chăm sóc da và điều trị bệnh ngoài da.
      Kẽm là một loại khoáng chất có tác dụng tốt từ bên trong cơ thể lẫn hiệu quả bên ngoài, đặc biệt đối với da khỏe mạnh từ bên trong.

1. Kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa

     Về bản chất, kẽm không phải là một chất chống oxy hóa như vitamin C và E. Kẽm là một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của làn da. Khoáng chất này sẽ giúp giảm sự hình thành các gốc tự do gây hại, bảo vệ các chất béo có lợi và các nguyên bào sợi trên da (là các tế bào tạo nên collagen). Thêm vào đó kẽm cũng bảo vệ các cấu trúc hỗ trợ của da khi tiếp xúc với các tia UV, môi trường ô nhiễm và các chất gây lão hóa da khác

2. Kẽm giúp chữa lành vết thương và tái tạo da

      Khi bạn bị đứt tay, kẽm sẽ là chất đi làm việc đầu tiên. Dưới lớp da, lượng khoáng chất xung quanh vết thương sẽ tăng lên khi các enzyme và protein được kích thích để tăng cường hoạt động, bảo vệ vết đứt tay khỏi nhiễm trùng, giúp kiểm soát viêm, sau đó tái tạo các tế bào mới để bịt chặt chỗ da hở. Kể cả khi vùng da đó hồi phục vẫn tiếp tục phụ thuộc vào tác dụng của kẽm để sản xuất tế bào mới và thực hiện chức năng màng tế bào.

3. Kẽm ngăn ngừa mụn trứng cá

      Mụn trứng cá hình thành do tích tụ dầu, vi khuẩn và các tế bào da chết chặn lỗ chân lông, khiến vị trí xung quanh trở nên đỏ, sưng và tấy. Kẽm làm chức năng của chất miễn dịch, có thể giúp kiểm soát phản ứng viêm. Thêm vào đó, kẽm còn điều chỉnh việc sản xuất tế bào, làm giảm lượng dầu tự nhiên mà da sản sinh, do vậy giúp ngăn ngừa các lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây ra mụn trứng cá. 

4. Làm sạch gàu và giảm ngứa da đầu
      Kẽm pyrithion được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến, chàm và các bệnh về da khác, nhưng phổ biến nhất dùng để trị gàu (để ý một chút, bạn sẽ thấy kẽm pyrithion được liệt kê như một thành phần tất yếu trong các sản phẩm dầu gội và thuốc điều trị gàu).

       Gàu xuất hiện khi có một loại nấm phổ biến sống trên da đầu và phát triển không kiểm soát. Sự kích ứng da và bị viêm là nguyên nhân khiến các tế bào da bong tróc, da đầu trở nên khó chịu và ngứa ngáy. Kẽm pyrinthion không những giúp kiểm soát vi khuẩn đang phát triển mà còn giảm lượng dầu, cùng với khả năng chống viêm sẽ làm dịu đi phản ứng dị ứng và ngứa.
Nhu cầu kẽm
     Ở mỗi độ tuổi, cơ thể cần lượng kẽm khác nhau:
- Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
- Từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày
- Từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
- Đối với nam giới: từ 9-13 tuổi cần 8mg/ ngày; trên 14 tuổi cần 11mg/ ngày
- Đối với nữ giới: từ 14-18 tuổi cần 9mg/ ngày; trên 19 tuổi cần 8mg/ ngày; phụ nữ có thai cần 11-12mg/ ngày; phụ nữ đang cho con bú cần 12-13mg/ ngày

Sự hấp thu kẽm
      Tỷ lệ hấp thu kẽm từ thức ăn là 33%, diễn ra chủ yếu ở ruột non. Kẽm trong thực vật khó hấp thu hơn kẽm trong động vật. Khi chế độ ăn có nhiều thực vật nếu lượng phytate cao (gấp 6 lần bình thường), sự hấp thu kẽm bị giảm. Khi chế độ ăn có nhiều động vật nếu lượng phytate tăng cao, sự hấp thu kẽm lại tăng. Như vậy, nếu ăn nhiều thực vật (ngũ cốc) mà thiếu thức ăn động vật (chất đạm) sẽ thiếu kẽm. Kẽm trong sữa bò khó hấp thu hơn kẽm trong sữa mẹ. Sữa đậu nành có lượng phytate cao, hấp thu kẽm thấp. Khi dạ dày giảm tiết dịch vị, thức ăn có nhiều chất vô cơ, nhiều phytate, hấp thu kẽm bị giảm sút. Khi dạ dày tiết nhiều dịch vị, thức ăn có đủ vitamin C, sự hấp thu kẽm lại tăng.
     Mỗi ngày cơ thể bài tiết qua phân 5-6mg, qua nước tiểu 0,5mg, qua mồ hôi 1mg/lit. Do đổ nhiều mồ hôi, mỗi ngày vận động viên mất thêm 3mg, khi thi đấu mất thêm 5-10mg kẽm so với người bình thường. Cần chú ý điều này với những trẻ tập thể thao nhiều.

Bổ sung kẽm như thế nào?
    Nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm từ thực phẩm là sự lựa chọn tốt nhất: Chọn thức ăn giàu kẽm  nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật. Tuy nhiên, hiện nay lượng kẽm trong thực phẩm ngày càng giảm sút đi do việc sử dụng chất hóa học trong trồng trọt, chất kích thích trong chăn nuôi. Chưa kể đến quá trình đun nấu cũng làm hao hụt đi kẽm. Các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung thêm các sản phẩm chức năng có chứa kẽm như: Vitamin C – Zink vừa bổ sung kẽm vừa bổ sung vitamin C.

Vitamin C - Zink 1 sản phẩm của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang 
1 viên Vitamin C-Zink cung cấp: 
- Kẽm Sulfat monohydrate: 5mg
- Vitamin C: 300 mg
Tránh sử dụng quá liều lượng:
     Theo Viện Y tế quốc gia, độc tính kẽm bắt đầu tác dụng vào cơ thể khi nồng độ cung cấp quá nhiều khoảng trên 35-40mg kẽm mỗi ngày, rối loạn tiêu hóa thường là tác dụng phụ thường gặp nhất của ngộ độc kẽm. Đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy là phổ biến nhất. Đặc biệt là buồn nôn, có thể bắt đầu ngay sau khi một nửa giờ sau khi ăn phải một lượng lớn kẽm. Liều cao của kẽm cũng đã được kết hợp với lượng nước tiểu giảm, ngoài ra hấp thụ quá nhiều Kẽm (Zn hay Zinc) có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ đồng và sắt, dẫn đến thiếu biến chứng khôn lường.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 Thanh Trang.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

💥BỔ SUNG KẼM CHO CON - CON KHỎE MẠNH CẢ NHÀ VUI💥

CƠ THỂ RẤT DỄ BỊ THIẾU KẼM VÌ SAO?