Nguyên tắc "vàng" khi bổ sung kẽm cho trẻ



Theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, kẽm là vi chất rất quan trọng nhưng gần 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi.
Kẽm là gì?
Kẽm là một khoáng chất vi lượng không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Kẽm tham gia rất nhiều trong quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Nó có ích cho quá trình tổng hợp protein bằng cơ chế tạo ra enzyme. Do đó, bổ sung kẽm cho trẻ đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự phát triển xương, cơ bắp và trí não.
Thiếu kẽm, sự chuyển hoá của các tế bào vị giác của bé sẽ bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng biếng ăn, thấp còi nhẹ cân. Bên cạnh đó, thiếu kẽm cũng sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc các bệnh do nguyên nhân ngoại vi, nếu bị thương cũng sẽ lâu lành hơn. Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
Chính vì thế, việc đảm bảo đủ lượng kẽm hằng ngày cho trẻ và nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm để tiến hành bổ sung đúng cách là điều mà các bố mẹ nên lưu ý.
1. Dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm:
Dấu hiệu thường thấy là trẻ ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm cũng gây sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn. Khi thấy những tình trạng trên xuất hiện trong thời gian dài 2 tuần trở lên mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để được xét nghiệm và chẩn đoán can thiệp kịp thời.

Dấu hiệu khi trẻ thiếu kẽm mẹ cần biết
2. Nhu cầu kẽm ở trẻ:
Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới một tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1 – 10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ, phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày, cho con bú sáu tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6 – 12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.
3. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho trẻ:
Mẹ hãy lưu ý, cơ thể chúng ta không tự sản sinh ra kẽm nên chỉ có thể cung cấp lượng kẽm cần thiết thông qua sản phẩm bổ sung hay nguồn thực phẩm hằng ngày.
Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn để bé có thể nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất, dễ hấp thu nhất từ sữa mẹ. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2 – 3 mg/lít), sau ba tháng thì giảm còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong ba tháng đầu ước tính 1,4mg/ngày. Do đó, các mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
Khi trẻ được 6 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm và thử nhiều loại thực phẩm tươi ngon khác nhau. Các loại thực phẩm giàu kẽm là: Tôm đồng, lươn, hàu, sò, cá chép, gan heo, sữa bột tách béo, thịt bò, lòng đỏ trứng, cùi dừa già, các hạt có dầu, khoai lang, ổi, rau mùi tàu, củ cải…

4. Nguyên tắc "vàng: cần nhớ khi bổ sung Kẽm cho trẻ với các vitamin, khoáng chất khác
Với sự phát triển của khoa học hiện đại, các công trình nghiên cứu về tác dụng của các loại vitamin và khoáng chất đối với cơ thể cũng được đẩy mạnh. Người ta đã tìm thấy được nhiều sự liên kết, tác động bổ trợ lẫn nhau giữa các loại khoáng chất với khoáng chất, vitamin với vitamin và khoáng chất với vitamin.
Nên kết hợp Kẽm + vitamin C: Mặc dù vitamin C và kẽm có cấu trúc, cấu tạo, chức năng riêng biệt nhưng khi được kết hợp với nhau sẽ giúp nhân đôi tác dụng so với việc chỉ sử dụng chúng đơn lẻ; giúp nâng cao hiệu quả trong việc hấp thu dưỡng chất từ đó giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng cường sức đề kháng, điều hòa các phản ứng oxi hóa khử, chống lại các gốc tự do.

Tương tự như vậy, một số nghiên cứu cho thấy nếu bổ sung kẽm và sắt cùng lúc thì hấp thu kẽm có thể giảm khi hàm lượng sắt trên 25mg/ngày. Mẹ lưu ý nên bổ sung sắt và kẽm cách xa nhau (Ít nhất 2 tiếng), dùng kẽm trước vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.
Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ là mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ kết hợp với thực phẩm giàu kẽm vì có thể làm giảm hấp thu kẽm. Nếu trẻ bị thiếu kẽm và phải uống bổ sung thì không nên cho trẻ uống cùng lúc với canxi (nếu có) vì canxi làm tăng bài tiết kẽm, khiến việc hấp thu kẽm khó hơn.

Vitamin C+Zink - Được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH XNK Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang Bổ sung kẽm cho trẻ kết hợp với Vitamin C sự kết hợp hoàn hảo giúp nhân đôi tác dụng so với việc chỉ sử dụng đơn lẻ, bổ sung 1 lúc 2 chất, không phải mất công uống 2 lần.
Thanh Trang.
------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: http://litho-plus.com/ - http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866.448.139 - 0967.302.828

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA KẼM ĐỐI VỚI DA VÀ TÓC

💥BỔ SUNG KẼM CHO CON - CON KHỎE MẠNH CẢ NHÀ VUI💥

CƠ THỂ RẤT DỄ BỊ THIẾU KẼM VÌ SAO?